Khủng hoảng và xung đột Bakumatsu

Khủng hoảng chính trị

Hotta Masayoshi (1810–1864).

Hotta mất sự ủng hộ của các daimyo lớn, và khi Tokugawa Nariaki chống lại các điều ước mới ký, Hotta tìm kiếm sự phê chuẩn của Thiên Hoàng. Các quan lại của triều đình, nhận thức được sự yếm thế của Mạc phủ, đã từ chống yêu cầu của Hotta dẫn đến việc ông phải từ chức, và như vậy lần đầu tiên sau hàng trăm năm lôi Kyoto và Thiên Hoàng vào việc chính trị nội bộ nước Nhật. Khi Tướng Quân qua đời mà không có người thừa kế, Nariaki yêu cầu triều đình ủng hộ con trai mình, Tokugawa Yoshinobu (hay Keiki), lên ngôi Chinh di Đại tướng quân, một ứng cử viên được các daimyo shinpantozama ưu thích. Các đại danh fudai chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực, lập lên Ii Naosuke, ký kết Năm Hiệp ước thời An Chính nhờ đó chấm dứt 200 năm tách biệt với thế giới mà không cần sự đồng ý của triều đình (được cho là vào năm 1865) và bắt giữ Nariaki và Yoshinobu, xử tử Yoshida Shōin (1830–1859, một trí thức sonnō-jōi hàng đầu, người đã phản đối lại Hiệp ước ký với Mỹ và âm mưu một cuộc cách mạng chống lại Mạc phủ) được biết đến với tên gọi Thanh trừng An Chính.

Hiện đại hóa, khủng hoảng kinh tế và nổi dậy

Tàu nước ngoài ở thương cảng Yokohama.Một tiệm buôn ở Yokohama năm 1861.

Việc mở cửa nước Nhật cho ngoại thương không kiểm soát đã dẫn đến nhiều bất ổn đối với nền kinh tế Nhật Bản. Trong khi nhiều nhà kinh doanh phát đạt, nhiều người khác lại đi đến lụn bại. Thất nghiệp, lạm phát gia tăng. Thật trùng hợp, các nạn đói lớn cũng khiến giá lượng thực tăng lên chóng mặt. Những cuộc xô xát diễn ra giữa những người nước ngoài láo xược, được ngoại giao đương thời đánh giá là "lũ cặn bã của địa cầu", và người Nhật.

Hệ thống tiền tệ Nhật Bản sụp đổ. Theo truyền thống, tỷ giá trao đổi giữa vàng và bạc ở Nhật Bản là 1:5, trong khi tỷ giá của thế giới là 1:15. Điều này dẫn đến việc vàng bị người ngoại quốc săn lùng ráo riết, và cuối cùng buộc nhà cầm quyền Nhật Bản phải hạ tỷ giá xuống.[3]

Người nước ngoài cũng mang dịch tả đến Nhật Bản (có lẽ là từ Ấn Độ), dẫn đến cái chết của hàng trăm ngàn người [4]

Các thành viên của đoàn sứ thần Nhật Bản đầu tiên đến châu Âu năm 1862, bao quanh Shibata Sadataro, người đứng đầu phái đoàn (ngồi).

Trong những năm 1860, khởi nghĩa nông dân (hyakushō ikki) và nhiễu loạn ở đô thị (uchikowashi) liên tiếp diễn ra. Phong trào "Phục sinh thế giới" xuất hiện (yonaoshi ikki), cũng như nhiều phong trào sôi nổi khá buồn cười khác như Eejanaika ("Không tuyệt sao!").

Vài phái bộ được Mạc phủ cử ra nước ngoài, với mục đích học tập văn minh phương Tây, xét lại các hiệp ước bất bình đẳng, và trì hoãn việc mở cửa các thành phố và thương cảng cho ngoại thương. Những cố gắng về việc ký lại các hiệp ước này vẫn không thành công.

Đoàn sứ thần đến Hoa Kỳ khởi hành năm 180, trên con tàu Kanrin Maru và tàu USS Powhattan. Đoàn sứ thần đầu tiên đến châu Âu khởi hành năm 1862.

Sát hại người nước ngoài và xung đột công khai

Tấn công Công sứ Anh ở Edo, 1861.

Bạo lực với người nước ngoài và những người làm ăn với họ gia tăng. Ii Naosuke, người đã ký Hiệp ước Harris và cố tiêu diệt việc chống lại Âu hóa với cuộc Thanh trừng An Chính bị sát hại tháng 3 năm 1860 ở Sakuradamon. Henry Heusken, thông dịch viên người Hà Lan của Harris bị các kiếm sỹ giết chết tháng 1 năm 1861. Cũng trong năm đó, Công sứ Anh ở Edo bị tấn công, hai người chết. Trong thời kỳ đó, cứ mỗi tháng lại có một người nước ngoài bị giết chết. Tháng 9 năm 1862 xảy ra sự kiện Richardson, theo đó quân đội nước ngoài tiến hành những hoạt động quyết định để bảo vệ người ngoại quốc và bảo đảm sự thi hành của các điều khoản trong Hiệp ước. Tháng 5 năm 1863, Công sứ Hoa Kỳ ở Edo bị thiêu sống.

Sự kiện Richardson, tranh khắc gỗ Nhật Bản thế kỷ 19. Charles Lennox Richardson ở trung tâm bức tranh.Đại bác Nhật Bản bắn vào tàu phương Tây ở Shimonoseki năm 1863. Tranh Nhật Bản.

Chiến tranh chống lại phương Tây tiến xa hơn bằng việc nổ ra các cuộc xung đột công khai khi Thiên Hoàng Kōmei, phá vỡ truyền thống hàng trăm năm, bắt đầu đóng một vai trò nổi trội trong các vấn đề quốc gia và ra Chiếu chỉ đánh đuổi ngoại xâm (攘夷実行の勅命) vào ngày 11 tháng 311 tháng 4 năm 1863. Căn cứ địa Shimonoseki của gia tộc Chōshū, dưới sự chỉ huy của lãnh chúa Mori Takachika, nghe theo chiếu chỉ, và bắt đầu hành động để trục xuất tất cả người ngoại quốc kể từ hạn cuối cùng (10 tháng 5, âm lịch). Công khai bất tuân lệnh của Mạc phủ, Takachika ra lệnh cho quân đổi của mình bắn mà không cần cảnh báo vào các tàu nước ngoài đi ngang qua eo Shimonoseki.

Dưới sức ép của Thiên Hoàng, Tướng quân bị ép phải ban hành tuyên cáo về việc chấm dứt quan hệ với người nước ngoài. Lệnh này được đưa đến các Công sứ nước ngoài bởi Ogasawara Zusho no Kami ngày 24 tháng 6 năm 1863:

"Lệnh của Tướng quân, nhận từ Kyoto, rằng các cảng sẽ bị đóng cửa và người nước ngoài bị trục xuất, vì người dân nước này không muốn giao lưu với người ngoại quốc."

— Công văn của Ogasawara Dzusho no Kami, 24 tháng 6 năm 1863, trích từ Một nhà ngoại giao ở Nhật Bản, Ernest Satow, p75

Trung tá Neale, người đứng đầu Công sứ quán Anh, đáp lại bằng những lời mạnh mẽ, coi đây như là một lời tuyên chiến:

"Điều này, thực tế, là một lời tuyên chiến của Nhật Bản chống lại tất cả các Cường quốc đã ký Hiệp ước, và kết quả của nó, nếu không phải là sự ngừng lại, thì đất nước này sẽ phải đền tội bằng hình phạt nghiêm khắc và thích đáng nhất"

— Edward Neale, 24 tháng 6 năm 1863. Trích từ Một nhà ngoại giao ở Nhật Bản, Ernest Satow, p77

Một đoàn sứ bộ thứ hai của Nhật được gửi đến châu Âu vào tháng 12 năm 1863, với nhiệm vụ giành được sự ủng hộ của châu Âu trong việc phục hồi lại việc đóng cửa giao thương của Nhật như trước, và đặc biệt là chấm dứt việc tiếp cận với bến Yokohama của người nước ngoài. Đoàn sứ thần kết thúc hoàn toàn thất bại vì các cường quốc châu Âu không thấy có lợi gì từ việc đưa ra những yêu cầu mềm mỏng hơn.